Tống Hiếu Tông
Tống Hiếu Tông

Tống Hiếu Tông

Tống Hiếu Tông (chữ Hán: 宋孝宗, 27 tháng 11 năm 112728 tháng 6 năm 1194), tên thật là Triệu Bá Tông (趙伯琮), Triệu Viện (趙瑗), Triệu Vĩ (趙瑋) hay Triệu Thận (趙昚), tên tự Nguyên Vĩnh (元永) là vị hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Nếu chỉ xét trong thời đại Nam Tống (11271276) thì ông là vị hoàng đế thứ hai.Tống Hiếu Tông xuất thân là hậu duệ của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, cha của ông là Triệu Tử Xưng, chỉ có quan hệ bà con xa với hoàng thất, nên địa vị trong xã hội gần như là người dân thường. Sau Sự biến Tĩnh Khang, hoàng thất nhà Tống hầu hết bị người Kim bắt làm tù binh, vua Cao Tông lại mắc bệnh liệt dương nên không có được hoàng tử nối ngôi. Vì thế từ lúc còn nhỏ, qua một cuộc tuyển chọn, Triệu Bá Tông được đưa vào trong cung nuôi dưỡng, về sau Cao Tông chính thức nhận ông làm con nuôi, phong vương cho ông rồi lập ông làm hoàng tự. Năm 1162, Cao Tông nhường ngôi và trở thành thái thượng hoàng, Hiếu Tông chính thức tức vị khi đã 36 tuổi.Những năm đầu trị vì, ông chú tâm vào công cuộc khôi phục Trung Nguyên vốn đã mất vào tay nước Kim từ thập niên 1130 bằng cuộc bắc phạt Long Hưng, song sau một vài thắng lợi nhỏ ban đầu, cuộc bắc phạt gặp phải bế tắc và người Kim chấn chỉnh lực lượng, tiến hành phản công, xâm nhập vào đất Tống. Cuối cùng ông phải chấp nhận ký hòa ước, cắt đất xưng cháu để lập lại hòa bình vào năm 1164, từ đó cho đến 40 năm tiếp theo hai nước không xảy ra chiến tranh và bước vào một giai đoạn thái bình, thịnh trị. Trong những năm Càn Đạo và Thuần Hi, Hiếu Tông bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, bổ dụng những danh sĩ thời đó vào những vị trí cao trong triều đình, thực hiện một số cải cách trên lĩnh vực chính trị, loại bỏ những quan lại yếu kém, tham ô, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, củng cố nền quân chủ tập quyền. Đó là giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử Nam Tống, sử xưng thời kì này là Can Thuần chi trị. Vào thời kì này, năm 1184, các sử quan nhà Tống đã hoàn thành bộ Tư trị thông giám trường biên, ghi chép những sự kiện thời Bắc Tống, tiếp nối Tư trị thông giám của Tư Mã Quang. Hiếu Tông được sử sách đánh giá là vị vua có nhiều thành tựu nhất của thời Nam Tống.Sau cái chết của thượng hoàng Cao Tông (1187), Hiếu Tông để đồ trở trong vòng ba năm. Năm 1189, khi đã 63 tuổi, ông nhường ngôi cho con trai thứ ba là thái tử Triệu Đôn, tức là Tống Quang Tông, lui về cung Trùng Hoa làm thái thượng hoàng. Trong những năm đó, do sự gièm pha của Lý hoàng hậu khiến quan hệ hai cung trở nên bất hòa, Quang Tông cũng bỏ việc yết kiến Hiếu Tông, khiến ông buồn phiền và sinh bệnh. Năm 1194, ông bệnh mất ở cung Trùng Hoa, thọ 68 tuổi. Cũng do Quang Tông không chấp nhận chủ tang cho Hiếu Tông, thái hoàng thái hậu Ngô thị làm sách mệnh ép Quang Tông phải thoái vị.

Tống Hiếu Tông

Thân mẫu Tú vương phu nhân Trương thị
Kế nhiệm Tống Quang Tông
Tiền nhiệm Tống Cao Tông
Thê thiếp Thành Mục hoàng hậu Quách thị
Thành Cung hoàng hậu Hạ thị
Thành Túc hoàng hậu Tạ thị
Triều đại Nhà Nam Tống
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Triệu Bá Tông (趙伯琮)
Triệu Viện (趙瑗)[1]
Triệu Vĩ (趙瑋)[2]
Triệu Thận (趙昚)[3]
Niên hiệu
Thụy hiệu
Thiệu Thống Đồng Đạo Quan Đức Chiêu Công Triết Văn Thần Vũ Minh Thánh Thành Hiếu hoàng đế
(紹統同道冠德昭功哲文神武明聖成孝皇帝)[4]
Miếu hiệu
Hiếu Tông (孝宗)
Trị vì 24 tháng 7 năm 116218 tháng 2 năm 1189
(&0000000000000026.00000026 năm, &0000000000000209.000000209 ngày)
Sinh (1127-11-27)27 tháng 11, 1127
Mất 28 tháng 6, 1194(1194-06-28) (66 tuổi)
Trung Quốc
Tôn giáo Phật giáo
An táng Vĩnh Phụ Lăng
Thân phụ Tú An Hy vương Triệu Tử Xưng